Hotline: 083.663.3399 Thời gian: Sáng: 8h00 - 12h00 | Chiều: 13h30 - 20h30

Zona ở môi bôi thuốc gì?

By: admin 03/05/2018 | 09:51 1090

Zona ở môi gây mất thẩm mỹ và khiến cho người bệnh cảm giác vô cùng khó chịu, bất tiện. Vậy, zona ở môi bôi thuốc gì cho nhanh khỏi? Bà bầu bị zona bôi thuốc gì?

Zona ở môi bôi thuốc gì?

Zona ở môi
Zona ở môi

Những người từng mắc bệnh thủy đậu có nguy cơ cao mắc bệnh zona thần kinh. Qua nghiên cứu cho thấy, virus herpes gây bệnh thủy đậu thực chất không được tiêu diệt hết, mà chúng chỉ bị ức chế hoạt động bởi sự miễn dịch của con người. Qua nhiều năm, virus này ở trạng thái không hoạt động bỗng hoạt động trở lại do hệ sức đề kháng của con người bị suy giảm do tuổi tác, do bệnh tật,…

Virus herpes chạy dọc các dây thần kinh và gây tổn thương trên vùng da mà dây thần kinh đó tồn tại virus, khi virus gây tác động ở dây thần kinh ở môi, dẫn đến bị zona ở môi hay còn gọi là herpes môi.

Zona gây ra rất nhiều cơn đau nhức và có thể lây cho người khác, hoặc có thể tái phát thường xuyên.

Biểu hiện ban đầu của bệnh là những cơn đau đầu, mệt mỏi, có thể sốt, đau bụng,… Sau đó, người bệnh có cảm giác đau rát, tê ngứa ở vùng da môi, cảm giác đau tăng lên liên tục. Sau một vài ngày, trên môi xuất hiện các nốt ban đỏ có mụn nước tạo thành cụm chửa dịch lỏng bên trong. Sau vài ngày, dịch lỏng chuyển sang màu vàng và vỡ, xẹp, khô và đóng vảy. Khi này, gần như bệnh đã khỏi, trường hợp bị nhiễm trùng hoặc biến chứng thì có thể vẫn đau rát.

Thông thường, bị zona ở môi sẽ tự khỏi sau khoảng 2 – 3 tuần, tuy nhiên, bệnh sẽ khiến người bệnh đau rát, ngứa ngáy khó chịu, do vậy việc dùng thuốc hỗ trợ làm giảm triệu chứng của bệnh là cần thiết. Vậy, bị zona ở môi bôi thuốc gì?

Bệnh nhân có thể dùng một số loại thuốc để làm dịu cơn đau, ngứa trên da môi.

  • Thuốc kháng virus:

Thuốc có tác dụng giúp ngưng nhanh hình thành vết thương mới, giúp liền sẹo nhanh và giảm đau tốt. Thuốc được dùng trong giai đoạn cấp tính.

  • Thuốc giảm đau:

Là thuốc giúp giảm các cơn đau nhức, khó chịu ở các vết tổn thương do zona thần kinh.

  • Zona ở môi bôi thuốc gì

Một số loại thuốc bôi giúp giảm triệu chứng của bệnh zona thần kinh như: kem chống ngứa, lotinon calamin, thuốc corticoid dạng bôi, các loại thuốc mỡ kháng sinh, hoặc các dung dịch sát khuẩn.

Tuy nhiên, bị zona ở môi bôi thuốc gì, uống thuốc gì, thì chị em cần đi khám để bác sĩ kê đơn. Không nên tùy tiện mua thuốc để sử dụng, vì nếu dùng sai có thể gây bội nhiễm, viêm nhiễm, dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm: Những điều cần phải kiêng khi bị zona thần kinh

Bà bầu bị zona bôi thuốc gì?

Zona ở môi bôi thuốc rồi

Ở phụ nữ mang thai trong giai đoạn 3 tháng đầu mà mắc bệnh zona sẽ có thể gây ảnh hưởng đến sự hoàn thiện các cơ quan của bào thai, dễ dẫn đến dị tật bẩm sinh.

Mang thai sau 4 tháng khả năng thai nhi bị dị tật khi mẹ mắc bệnh zona chỉ khoảng 2%, tuy nhiên, các mẹ bầu cần hết sức chú ý, kiểm tra sức khỏe định kì nhé.

Thông thường, mẹ bầu cũng giống như người bình thường, bị zona sẽ tự khỏi sau khoảng 2 tuần, mà không cần dùng thuốc.

Nếu quá đau rát, ngứa ngáy khó chịu thì có thể dùng thuốc bôi ngoài da, tác dụng chống viêm, phòng chống bội nhiễm.

Chú ý rằng bà bầu bị zona không được dùng các loại thuốc kháng sinh kháng virus, thuốc uống giảm đau, sẽ gây hại cho mẹ và thai nhi.

Việc, bà bầu bị zona bôi thuốc gì thì các mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ để có chỉ định tốt nhất, tránh dùng tùy tiện.

Vì phụ nữ mang thai cần tránh sử dụng thuốc kháng virus, thuốc giảm đau nên quá trình mắc bệnh sẽ vất vả hơn, khi đó, các mẹ cần chú ý chăm sóc bản thân thật tốt để giúp bệnh mau chóng hồi phục, không có biến chứng.

  • Mẹ bầu cần tắm rửa bình thường, cần nhẹ nhàng không trà xát làm vỡ các vết tổn thương, giữ cho vùng da bị zona luôn khô ráo, sạch sẽ.
  • Mặc quần áo rộng rãi để không bị cọ vào vết tổn thương trên da.
  • Không tiếp xúc da với người chưa từng bị thủy đậu, người đang mắc bệnh hoặc người bị suy giảm khả năng miễn dịch, rất dễ lây bệnh cho họ.
  • Nếu chỗ da bị tổn thương có mủ cần lấy băng ép ngâm nước lạnh băng vào 7 – 8 lần/ngày, 20 phút mỗi lần giúp giảm bớt đau và giúp khô vết thương. Khi đã lành vết thương thì không sử dụng băng ép.
  • Không sử dụng các phương pháp dân gian như đắp gạo nếp, đỗ xanh, thuốc lá vào vết thương vì có khả năng bị bội nhiễm, viêm loét.
  • Không dùng thuốc uống, dùng thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ.

Hi vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn giải tỏa những thắc mắc, zona ở môi bôi thuốc gì, bà bầu bị zona bôi thuốc gì? Chúc bạn sức khỏe!

Nguồn bài viết: http://nguavungkin.info

Facebook Comments
Gọi Ngay