Hotline: 083.663.3399 Thời gian: Sáng: 8h00 - 12h00 | Chiều: 13h30 - 20h30

Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì và cách chữa

By: admin 21/06/2018 | 04:12 834

Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là hiện tượng mà nhiều chị em gặp phải. Bài viết này, chúng ta cùng đi sâu tìm hiểu về vấn đề này về nguyên nhân và cách chữa rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì.

Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì

Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì và cách chữa

Tuổi dậy thì là quãng thời gian nội tiết tố và buồng trứng hoạt động chưa ổn định. Do đó, có nhiều các chị em thường xảy ra tình trạng kinh nguyệt bất thường như: chu kì kinh nguyệt không đều, kinh mau, kinh thưa, mất kinh, vô kinh.

Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt biểu hiện ở những vấn đề sau:

  1. Kinh nguyệt không đều
  • Từ khi bắt đầu có kinh cho đến 18, 20 tuổi kinh nguyệt của nữ giới thường chưa được ổn định, chu kì không đều, có khi vài tháng mới có kinh một lần, hoặc 1 tháng có tới vài lần, mỗi có kinh thường có thể kéo dài và nhiều kinh.
  • Sự hoạt động của buồng trứng chưa ổn định là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt bị rối loạn ở tuổi dậy thì.
  1. Kinh thưa
  • Là trường hợp vòng kinh kéo dài hơn 35 ngày, thậm chí 2 – 3 tháng mới có kinh một lần.
  • Nguyên nhân: do tuyến yên và vùng dưới đồi ở trong não chi phối buồng trứng bài tiết ra hai hormone oestrogen và progesterone, hai hormone này làm niêm mạc tử cung có những biến đổi tạo ra kinh nguyệt hoặc để đón trứng đã được thụ tinh đến làm tổ và phát triển thành thai nhi. Do đó, khi tuyến yên và vùng dưới đồi bị rối loạn có thể dẫn đến hiện tượng thưa kinh.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: rụng trứng ít, mắc bệnh buồng trứng đa nang.

  1. Kinh mau
  • Chu kì kinh từ 22 ngày trở xuống là hiện tượng kinh mau.
  • Nguyên nhân là do không phóng noãn hay hoàng thể kém phát triển, khiến giai đoạn hoàng thể ngắn.
  1. Rong kinh
  • Kinh nguyệt ra kéo dài trên 7 ngày, lượng máu kinh có thể ít hoặc nhiều hơn bình thường.
  • Nguyên nhân: Do buồng trứng hoạt động chưa ổn định, cùng với sự rối loạn tuyến yên và vùng dưới đồi làm ảnh hưởng đến hormone của buồng trứng.
  1. Vô kinh

+ Vô kinh nguyên phát: là đến 18 tuổi vẫn chưa hành kinh lần nào.

+ Vô kinh thứ phát: là đã hành kinh nhưng bị mất kinh từ 3 tháng (đối với những người có vòng kinh đều), đến 6 tháng (đối với người kinh nguyệt không đều).

  • Nguyên nhân

+ Rối loạn nội tiết tố: do ảnh hưởng từ não đến  buồng trứng, tình trạng này khá khó điều trị , biểu hiện ra bên ngoài thường là: ngực nhỏ, không có lông lách, lông mu, âm hộ nhỏ bé.

+ Có thể do rối loạn nhiễm sắc thể giới tính

+ Bộ phận sinh dục phát triển bất thường: không phát triển hoặc phát triển một phần bộ phận sinh dục. Nếu buồng trứng, tử cung không phát triển thì không có hiện tượng kinh nguyệt. Nếu phát triển một phần thì có kinh nguyệt nhưng có thể bị ứ lại không ra ngoài được nên gọi là bế kinh.

Có thể bạn quan tâm: KINH NGUYỆT BẤT THƯỜNG LÀ BỆNH GÌ? DẤU HIỆU VÀ CÁCH KHẮC PHỤC?

Cách chữa rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì

Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì và cách chữa

Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì thường sẽ tự hết sau khoảng 2 – 3 năm. Các bạn gái nên tham khảo một số biện pháp sau để cải thiện tình trạng trên.

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ chất và tăng cường bổ sung rau củ quả để tăng lượng vitamin A, C, E cho cơ thể. Tránh các loại đồ ăn cay nóng, đồ uống có chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, café,…
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học: sắp xếp thời gian làm việc, học tập, nghỉ ngơi hợp lý. Cùng với luyện tập thể dục, thể thao tăng cường trao đổi chất trong cơ thể.

Kinh nguyệt có mối liên quan mật thiết đến khả năng mang thai của phụ nữ, do vậy khi có hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, kinh thưa, kinh mau, rong kinh, vô kinh,… thì các chị em nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời.

Xem thêm địa chỉ khám chữa rối loạn kinh nguyệt tại: ĐỊA CHỈ KHÁM PHỤ KHOA UY TÍN Ở HÀ NỘI HIỆN NAY

Nguồn: http://nguavungkin.info

Facebook Comments
Gọi Ngay