Mụn là gì? Nguyên nhân gây mụn là gì?
Chắc hẳn trong đời ai cũng từng ít nhất 1 lần bị mụn. Có nhiều người bị mụn rất nặng, chữa đi chữa lại vẫn không khỏi. Lý do là bởi vì bạn vẫn chưa thực sự hiểu mụn là gì? Nguyên nhân gây lên mụn là gì? Nên bạn vẫn điều trị sai hướng.
Mụn là gì?
Mụn là một danh từ chỉ một khối u nhỏ hình thành bất thường trên một bề mặt. Thường thì mụn được dùng chủ yếu trong y học để chỉ một loại bệnh da liễu do bị thay đổi trong tuyến mồ hôi và lỗ chân lông. Bị mụn có thể do viêm lỗ chân lông hoặc cũng có thể do một số bệnh lý khác.
Về mặt bệnh lý, mụn xuất hiện trên da người thường do những tổn thương ở da, biểu hiện lên một vùng bằng các điểm nhỏ, có thể thấy đau, sưng hay đỏ. Tùy theo từng nguyên nhân có thể có các loại mụn khác nhau như: mụn trứng cá, mụn nước, mụn mủ, mụn cóc,… Và tùy theo từng loại bệnh, mụn có thể mọc ở nhiều vị trí khác nhau như: mụn trên đầu, mụn ở trán, mụn ở thái dương, mụn ở lông mày, mụn ở mũi, mụi ở má, mụn ở quanh miệng, mụn ở cằm, mụn ở cổ, mụn ở lưng và ngực, mụn ở chân, tay, thậm chí mụn trên khắp cơ thể,…
Nguyên nhân hình thành mụn trên mặt và giải pháp điều trị
Mụn trên mặt là nỗi ám ảnh của nhiều rất nhiều chị em phụ nữ và cả nam giới, mụn trên mặt không chỉ gây khó chịu khi có đốm mụn sưng đỏ gây đau đớn mà ảnh hưởng lớn nhất là gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng lớn để sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày của người bị mụn.
Sau đây chúng tôi sẽ phân tích cho các bạn nguyên nhân hình thành mụn trên mặt, nhằm mục đích giúp các bạn hiểu rõ hơn về mụn để từ đó có giải pháp giúp trị mụn hiệu quả.
- Nguyên nhân hình thành mụn trên trán
- Nguyên nhân: Căng thẳng, stress là nguyên nhân hàng đầu khiến vùng trán của bạn bị mọc mụn. Bởi lẽ, khi đó cơ thể bạn tiết ra chất cortisol làm tuyến nhờn hoạt động mạnh mẽ và khiến mụn hoành hành.
- Giải pháp: Bạn cần phải cân bằng cuộc sống của mình, luôn suy nghĩ một cách tích cực, vui vẻ, lạc quan và không quên dành thời gian để thư giãn, vui chơi vùng bạn bè và gia đình. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải kiêng khem các đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ để hạn chế lượng bã nhờn tiết da.
- Nguyên nhân hình thành mụn ở mũi:
- Nguyên nhân: Mụn ở mũi là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải, thường là mụn đầu đen hoặc mụn cám. Nguyên do dẫn đến tình trạng này là do hệ tiêu hóa của bạn đang bị bất ổn, khiến cho cơ thể không hấp thu được dinh dưỡng từ thức ăn đồng thời không đào thải được những chất cặn bã, độc hại ra bên ngoài.
- Giải pháp: đương nhiên là bạn cần phải điều chỉnh lại hệ tiêu hóa của mình. Ăn ngủ, nghỉ đúng giờ, ăn nhiều thực phẩm có chứa chất xơ và những đồ ăn dễ tiêu hóa là một biện pháp tốt để hệ tiêu hóa được cân bằng. Bổ sung thêm sữa chua, khoai lang, bơ, chuối, dứa, yến mạch,… là những loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa. Còn nữa, bạn cần tránh xa đồ ăn cay nóng vì chúng sẽ làm hoạt động tiết dịch và men tiêu hóa không được hoạt động tốt đấy.
Xem thêm Mụn ở mũi là bệnh gì tại: http://nguavungkin.info/mun-o-mui-la-benh-gi/
- Mụn ở thái dương
- Nguyên nhân: hai thái dương là nơi không hay xuất hiện mụn thì vùng này thường tiết ít dầu. Nếu một ngày bạn bỗng thấy xuất hiện những nốt mụn trên hai thái dương thì bạn cần kiểm tra lại ngay hệ gan – mật của mình nhé. Vì nổi mụn ở thái dương cho thấy gan của bạn đang bị quá tải.
- Giải pháp: Bạn cần bổ sung những loại thức uống giúp làm mát gan, nhuận tràng, lợi tiểu, không ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng vào ban đêm và tránh xa rượu bia, đồ uống có cồn. Sử dụng các biện pháp thanh lọc cơ thể để giúp cơ thể giải độc nhé.
- Mụn ở má phải
- Nguyên nhân: Mụn xuất hiện ở má phải cho thấy chức năng của phổi không bình thường. Bạn để ý khi thấy mình bị ho hoặc đau họng thì bên má phải sẽ xuất hiện ngay những nốt mụn xấu xí này.
- Giải pháp: Giữ ấm cổ họng trong mùa lạnh và bổ sung thêm những thực phẩm tốt cho phổi như: nước ép táo, nước ép cà chua, tỏi, gừng, cá,…
- Nguyên nhân mụn xuất hiện ở má trái:
- Nguyên nhân: thức khuya chính là yếu tố khiến làn da của bạn bị lão hóa nhanh chóng. Khoảng thời gian từ 23h đến 2h sáng hôm sau là thời gian da phục hồi nhiều nhất. Thức khuya không chỉ làm rối loạn nội tiết tố , hệ tuần hoàn, sự trao đổi chất, hệ thần kinh mà còn khiến tuyến thượng thận tiết ra chất cortisol nhiều hơn và trên má trái sẽ hình thành mụn.
- Giải pháp: ngủ đúng giờ chính là một trong những giải pháp tốt nhất để giúp bạn cải thiện tình trạng này.
- Nguyên nhân mụn hình thành ở cằm.
- Nguyên nhân: Sự rối loạn nội tiết tố, thay đổi hormone chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vùng cằm của bạn bị nổi mụn. Bạn thường thấy mụn xuất hiện ở vùng cằm trong những ngày đèn đỏ đúng không. Trong những ngày đèn đỏ, hay khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố sẽ khiến da tiết nhiều dầu hơn và khi không được tống khứ ra ngoài, nó sẽ bị bít lại ở lỗ chân lông và gây mụn.
- Giải pháp: bạn cần chuẩn bị đối phó với mụn trước khi sắp đến ngày đèn đỏ: ăn đủ dinh dưỡng, uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây có nhiều vitamin c và rau xanh. Giữ gìn vệ sinh da cẩn thận.
Xem thêm MỤN MỌC QUANH MIỆNG LÀ BỊ BỆNH GÌ?
Trên đây là những thông tin về vấn đề mụn là gì? Những nguyên nhân nào gây nên mụn ở các vị trí trên khuôn mặt. Hi vọng với những kiến thức này có thể giúp ích được cho bạn trong việc điều trị và phòng ngừa mụn.
Nguồn bài viết: http://nguavungkin.info